Tiếng Việt — Vietnamese
Nguồn tài liệu trên trang này gồm lời khuyên, gợi ý hữu ích và câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp về bệnh sa sút trí tuệ.
Để đặt câu hỏi về bệnh sa sút trí tuệ hoặc yêu cầu giúp đỡ, hãy gọi đường dây National Dementia Helpline qua số 1800 100 500.
Nếu quý vị cần một thông dịch viên để nói chuyện với đường dây Dementia Helpline, trước hết hãy gọi Dịch vụ Phiên dịch qua điện thoại Telephone Interpreting Service qua số 131 450.
Dementia Australia sử dụng các phiên dịch viên được NAATI (Cơ quan Chứng nhận Quốc gia về Thông và Phiên dịch) công nhận để dịch các tài liệu sang nhiều ngôn ngữ. Bất cứ lúc nào chúng tôi cũng hoan nghênh ý kiến đóng góp của quý vị giúp chúng tôi cải thiện những nguồn tài liệu của mình. Vui lòng gửi e-mail về: marketing@dementia.org.au
- Hướng-Dẫn-Về-Chứng-Sa-Sút-Trí-Tuệ
(The Dementia Guide - Vietnamese)
- Những lời khuyên cho việc kỷ niệm những dịp đặc biệt (Tips for celebrating special occasions)
Thông tin về cách lên kế hoạch cho những dịp đặc biệt và tận hưởng những khoảng thời gian này cùng nhau.
- Trí não khỏe mạnh, cuộc sống khỏe mạnh (Healthy brain, healthy life)
Quý vị càng đối xử tốt với bộ não của mình thì nó sẽ càng khỏe mạnh khi quý vị già đi, và nguy cơ quý vị mắc bệnh sa sút trí tuệ càng thấp. Đây là cách để thực hiện điều đó.
- Chúng ta hãy cũng nói chuyện (Let's talk)
Những lời khuyên và phương cách giúp quý vị giao tiếp với người mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- CHẨN ĐOÁN BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ (What is Dementia?)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ, một số dấu hiệu sớm của bệnh sa sút trí tuệ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán y tế kịp thời.
- Các thay đổi về trí nhớ (Memory Changes)
Nếu quý vị hoặc một người thân lo ngại về những thay đổi về trí nhớ, tâm trạng hoặc suy nghĩ, luôn có sự hỗ trợ và thông tin để giúp quý vị.
- Gia đình và bạn bè thật quan trọng (Family and Friends matter booklet)
Việc đến thăm một người thân mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho cả hai quý vị. Đây là cách để tận dụng tối đa thời gian cùng nhau của cả hai quý vị.
- Lo lắng về trí nhớ của quý vị (Worried About Your Memory?)
Nếu quý vị hoặc một người thân lo ngại về những thay đổi về trí nhớ, tâm trạng hoặc suy nghĩ, luôn có sự hỗ trợ và thông tin để giúp quý vị.
- Quyền hạn và Trách nhiệm của quý vị (Rights and Responsibilities)
Dementia Australia cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ chất lượng cao để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Những dịch vụ của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật hiện hành.
- Các dịch vụ của chúng tôi (Our Services)
Đội ngũ nhân viên có trình độ của chúng tôi cung cấp các dịch vụ thông tin, hỗ trợ và giáo dục và có thể giúp quý vị tiếp cận các hỗ trợ và dịch vụ trong cộng đồng của quý vị.
- Hướng dẫn về chứng sa sút trí tuệ (The Dementia Guide)
Cuốn hướng dẫn này hỗ trợ những người mắc bệnh sa sút trí tuệ, những người chăm sóc và gia đình họ hiểu thêm về bệnh sa sút trí tuệ, các phương pháp điều trị, hỗ trợ và các dịch vụ hiện có.
- Những lời khuyên dành cho việc quan tâm từ xa (Tips for caring from a distance)
Thông tin về những vấn đề quý vị có thể gặp phải khi sống xa một thành viên trong gia đình, họ hàng hoặc bạn bè mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- Những lời khuyên dành cho việc nghe nhạc tại nhà (Tips for music at home)
Thông tin về việc tham gia các hoạt động âm nhạc với người mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- Những lời khuyên dành cho nghệ thuật tại nhà (Tips for art at home)
Thông tin về việc tham gia các hoạt động nghệ thuật, thủ công và viết lách với người mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- Những lời khuyên khi thăm hỏi người bệnh (Tips for visiting)
Thông tin về tầm quan trọng của việc thăm hỏi thường xuyên đối với người mắc bệnh sa sút trí tuệ và những lời khuyên để lập kế hoạch.
- Những lời khuyên để hỗ trợ một người bạn (Tips for supporting a friend)
Thông tin về cách hỗ trợ một người bạn mắc bệnh sa sút trí tuệ và gia đình họ.
- NÓI VỀ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN (Talking About The Diagnosis)
Thông tin về những điều cần cân nhắc khi nói chuyện về chẩn đoán của quý vị.
- TIẾP TỤC THAM GIA VÀ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG (Keeping Involved and Active)
Thông tin về tầm quan trọng của việc duy trì sự tham gia và năng động cũng như gợi ý những cách quý vị có thể thực hiện điều này.
- NHỮNG CẢM XÚC VÀ VIỆC THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI (Feelings and Adjusting to Change)
Thông tin về một số cảm xúc mà quý vị có thể trải qua sau khi được chẩn đoán và điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi mà việc sống chung với bệnh sa sút trí tuệ sẽ mang lại.
- LÁI XE (Driving)
Thông tin quan trọng về việc lái xe và những điều cần cân nhắc nếu quý vị đang chung sống với bệnh sa sút trí tuệ.
- CHĂM SÓC BẢN THÂN (Looking After Yourself)
Nếu quý vị đang sống chung với bệnh sa sút trí tuệ, thông tin này sẽ gợi ý cho quý vị những cách chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình.
- HOẠCH ĐỊNH TỪ SỚM (Early Planning)
Nếu quý vị đã được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ, thông tin này sẽ đưa ra những gợi ý về việc lập kế hoạch cho tương lai và ai có thể hỗ trợ quý vị thực hiện việc này.
- CHẨN ĐOÁN BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ (What is Dementia)
Nếu quý vị đã được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ, thông tin này có thể hữu ích cho quý vị. Thông tin này sẽ giải thích về bệnh sa sút trí tuệ và nơi quý vị có thể liên lạc để biết thêm thông tin.
- LÀM VIỆC VỚI BÁC SĨ CỦA QUÍ VỊ (Working with Doctors)
Thông tin về những cách phối hợp hiệu quả với các bác sĩ và chuyên gia y tế liên quan đến việc chăm sóc người mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- LÁI XE (Driving)
Thông tin về việc bệnh sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng lái xe của một người và cách hỗ trợ một người lái xe được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- CÁC HOẠT ĐỘNG (Activities)
Thông tin về tầm quan trọng của các hoạt động đối với những người mắc bệnh sa sút trí tuệ và các lời khuyên cho việc lập kế hoạch.
- NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỰ AN TOÀN (Safety Issues)
Thông tin về an toàn, những lời khuyên dành cho bên trong và bên ngoài nơi ở cũng như danh sách kiểm tra an toàn dành cho gia đình và người chăm sóc.
- Những trị liệu và phương pháp giao tiếp (Therapies and communication approaches)
Thông tin dành cho gia đình và người chăm sóc về những trị liệu và phương pháp giao tiếp nhằm cung cấp sự hỗ trợ một cách tôn trọng và xứng đáng.
- VẤN ĐỀ GIAO TIẾP (Communication)
Thông tin về những thay đổi trong giao tiếp mà bệnh sa sút trí tuệ có thể gây ra cũng như những cách mà gia đình và người chăm sóc có thể trợ giúp.
- NHỮNG CẢM XÚC VÀ VIỆC THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI (Feelings and Adjusting to Change)
Thông tin về những cảm xúc thường gặp của gia đình và người chăm sóc cho những người mắc bệnh sa sút trí tuệ và các dịch vụ hữu ích sẵn có.
- TẠM NGHỈ XẢ HƠI (Taking A Break)
Thông tin về tầm quan trọng của việc tạm dừng nhiệm vụ chăm sóc, cách tổ chức và ai có thể trợ giúp.
- Những hành vi mất kiềm chế (Disinhibited behaviours)
Thông tin về những thay đổi trong hành vi ảnh hưởng đến sự mất kiềm chế của ai đó, những nguyên nhân có thể xảy ra và cách mà gia đình và người chăm sóc có thể tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Những hành vi bị khích động (Agitated Behaviours)
Thông tin về những hành vi bị khích động thường gặp ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ, cách ứng phó và các nguồn hỗ trợ bổ sung.
- Ảo giác và những ý nghĩ không có thực (Hallucinations and false ideas)
Thông tin về ảo giác và những ý nghĩ không có thực, nguyên nhân có thể xảy ra và cách hỗ trợ người gặp phải hành vi này
- Những hành vi hung hăng (Aggressive Behaviours)
Thông tin về những hành vi hung hăng phổ biến ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ, cách ứng phó và các nguồn hỗ trợ bổ sung.
- Những hành vi lo âu (Anxious Behaviours)
Thông tin về những hành vi lo âu phổ biến ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ, cách ứng phó và các nguồn hỗ trợ bổ sung.
- Bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (Frontotemporal Dementia)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương, nguyên nhân, sự tiến triển của bệnh và cách điều trị
- Hành vi bồn chồn vào buổi chiều (Restless behaviour in the afternoon)
Thông tin về hành vi bồn chồn có thể xảy ra vào buổi chiều muộn ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ và những cách ứng phó thiết thực.
- Trầm cảm và bệnh sa sút trí tuệ (Depression and Dementia)
Thông tin về trầm cảm ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ. Thông tin này giải thích cách nhận biết trầm cảm và các lựa chọn điều trị.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Problem Solving)
Thông tin về những thay đổi trong hành vi có thể xảy ra ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ, lý do dẫn đến những thay đổi đó và cách ứng phó.
- NHỮNG HÀNH VI THAY ĐỔI (Changed Behaviours)
Thông tin về những thay đổi trong hành vi có thể xảy ra ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ và những nguyên nhân có thể xảy ra.
- Chứng teo vỏ não sau (Posterior cortical atrophy)
Thông tin về chứng teo vỏ não phía sau, các nguyên nhân có thể, dấu hiệu và triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.
- Bệnh sa sút trí tuệ khởi phát sớm (Younger onset dementia)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ khởi phát sớm, tìm kiếm chẩn đoán và một số tác động có thể xảy ra khi sống chung với bệnh sa sút trí tuệ khởi phát sớm.
- Bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy (Lewy body disease)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng, tìm kiếm chẩn đoán và tìm thêm thông tin ở đâu
- BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ NÃO MẠCH (Vascular Dementia)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ Não mạch, triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị.
- BỆNH ALZHEIMER’S (Alzheimer's Disease)
Thông tin về bệnh Alzheimer’s, các triệu chứng, nguyên nhân, sự tiến triển của bệnh và cách điều trị.
- HOẠCH ĐỊNH TỪ SỚM (Early Planning)
Thông tin này thảo luận về những cách lập kế hoạch trước và tổ chức các vấn đề tài chính và pháp lý, cùng với những cá nhân và tổ chức có thể trợ giúp.
- CHẨN ĐOÁN BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ (Diagnosing Dementia)
Thông tin về các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ và tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm và chính xác.
- CHẨN ĐOÁN BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ (What Is Dementia?)
Thông tin về bệnh sa sút trí tuệ, một số dấu hiệu sớm của bệnh sa sút trí tuệ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán y tế kịp thời.